Sự phát triển chiều cao của cơ thể chia theo độ tuổi và được đánh dấu là giai đoạn vàng phát triển chiều cao. Tuy nhiên, tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ có chút khác biệt. Do đó, cha mẹ cần phải hiểu rõ và có tác động can thiệp phù hợp để con đạt được chiều cao lý tưởng đến khi trưởng thành.
Các độ tuổi phát triển chiều cao của nam
Quá trình phát triển chiều cao được chia theo độ tuổi. Tùy theo từng độ tuổi, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, cường độ vận động cho phù hợp, để hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao tốt nhất.
Từ 0 – 3 tuổi:
Giai đoạn này bé trai có tốc độ phát triển chiều cao khá nhanh có thể tăng lên đến 45 cm trong 3 năm đầu đời (tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới chào đời) nếu có chế độ dinh dưỡng khoa học.
Từ 4 – 10 tuổi:
Đây là giai chuẩn bị để bước vào thời kì “nhảy dò” của bé trai. Độ tuổi này, có tốc độ phát triển chiều cao khá tốt, tăng trung bình 5 cm/năm. Đặc biệt, nếu cha mẹ bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học, khuyến khích bé luyện tập thể thao, đến năm 10 tuổi trẻ sẽ đạt chiều cao tương đối là 138,7 cm.
Từ 10 – 18 tuổi
Đây là giai đoạn dậy thì, đánh dấu tuổi phát triển chiều cao của nam đạt mốc 176,1 cm. Tuy nhiên, trong giai đoạn nàybé gái dậy thì thường đến sớm hơn khoảng từ 10 – 14 tuổi còn ở con trai thường đến muộn hơn từ 12 – 16 tuổi. Chính vì vậy, sẽ có một giai đoạn nhất định chiều cao của bé gái sẽ vượt trội hơn hẳn so với bé trai. Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững độ tuổi này để tác động phù hợp, kích thích hỗ trợ phát triển chiều cao cho con.
Tuổi phát triển chiều cao của nam có giới hạn không?
Từ 19 – 25 tuổi, đây cũng là giai đoạn đánh dấu tuổi ngừng phát triển chiều cao của cơ thể. Phần lớn, con gái đến 23 tuổi và con trai 25 tuổi, các hormone tăng trưởng không sản sinh ra nữa, xương sẽ ngừng phát triển chiều dài. Tuy nhiên, trong giai đoạn này bé trai vẫn có thể cao lên từ 2 – 7 cm tùy theo cơ địa của mỗi người nếu tăng cường luyện tập hàng ngày một cách khoa học.
Do đó, nếu muốn cải thiện chiều cao cho nam hiệu quả, bạn cần phải thực hiện trước 25 tuổi. Hàng ngày cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là Canxi để hỗ trợ hệ xương phát triển vững chắc, tăng chiều cao một cách vượt trội.
Bên cạnh đó, chế độ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ xương của cơ thể, chiếm khoảng 20%. Vì vậy, những người thường xuyên hoạt động thể thao sẽ có chiều cao lý tưởng hơn so với những người ít vận động. Bạn nên chọn những môn thể thao như đi bộ, đi xe đạp, chơi cầu lông, đu xà, bơi lội… để hỗ trợ thúc đẩy phát triển chiều cao tốt nhất.
Ngoài ra, ngủ đủ giấc, sinh hoạt lành mạnh, không uống rượu bia cũng giúp tăng chiều cao hiệu quả, để nam giới sở hữu được chiều cao lý tưởng như mong đợi.
Nếu sau 25 tuổi, bạn vẫn muốn cải thiện chiều cao thì chỉ còn cách phẫu thuật kéo dài chân. Tuy nhiên, điều này chưa chắc chắn vì trong quá trình thực hiện có thể gặp một số rủi do đáng tiếc và bạn phải chịu rất nhiều đau đớn hoặc trong quá trình hồi phục có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.